Gần đây, tôi đột nhiên nhận ra sự ảnh hưởng của các tác phẩm nghệ thuật có tính can thiệp (interventional) đối với cách thiết kế hoạt động của mình trong và ngoài lớp học. Có thể, câu chuyện chỉ đơn giản bởi cả tôi và những người nghệ sỹ đó đều cùng có một hướng tiếp cận với con người. Tuy nhiên, với cá nhân mình, tôi thực sự được truyền cảm hứng và đi đến những thử nghiệm này thông qua các chuyến đi thăm bảo tàng, các buổi triển lãm văn hoá nghệ thuật,…
Nghệ thuật can thiệp được hiểu là những tác phẩm được thiết kế đặc biệt để tạo ra tương tác với không gian có sẵn. Tính “can thiệp” của tác phẩm khiến cho nó liên tục được tái sản (re-produced) và tái cảm thụ (re-appreciate) thông qua tương tác với những địa điểm khác nhau đó và với những nhóm khán giả khác nhau tới tham quan. Đây có lẽ chính là điều phấn khích nhất của cách tiếp cận này. Sự tham gia của khán giả, của người học luôn luôn là không định trước. Mỗi lần quan sát khách tham quan, mỗi lần đứng lớp là một điều bất ngờ. Năm kia, cùng với cô Phương Hoài Nga, cán bộ tư vấn tâm lý của trường làm một dự án “intervention” với học sinh lớp 12 chuẩn bị ra trường: tạo ra một nhân vật chia sẻ hạnh phúc, niềm vui ở trong trường. Được truyền cảm hứng từ Bay Max và Happy Machine của Coca Cola, chúng tôi làm một mô hình hơi giống Bay Max. Mỗi giờ nghỉ trưa, một bạn học sinh lớp 12 lại chui vào và tặng cho các bạn học sinh bé hơn những món quà bất ngờ từ bên trong. Đã có những tò mò, đã có những cái ôm tình cảm, tất nhiên có cả những mục tiêu đơn giản chỉ là tới xếp hàng để được ăn kẹo. Năm ngoái, khi lên lớp với học sinh lớp 7, tôi thực hiện một thử nghiệm với một trích đoạn Black Swan: Cho các nhóm học sinh khác nhau ngồi yên lặng nghe nhạc và tưởng tượng ra đủ điều và sau đó nói về sự khác biệt và đa dạng. Hoặc năm nay, tôi đang dự định làm một thử nghiệm khác với học sinh lớp 9 trong môn Human in Digital Age, lấy cảm hứng từ tác phẩm These Associations của Tino Sehgal, tác phẩm đầu tiên mà tôi tiếp cận ở London trong Tate Modern và dự án Looking Refugees in the Eyes. Chỉ còn 1 tuần nữa, học sinh sẽ bắt đầu tới trường. Tôi khá hào hứng với những ý tưởng "intervention" mới. --- Một số triển lãm có tính tương tác tôi từng ghi chép lại: 1. The Whole Truth, Bảo tàng Do Thái (Berlin): http://www.buitramy.com/…/the-whole-truth-v-do-thi-khng-dot… 2. Life and Death in Pompeii and Heraculeneum, Bảo tàng Anh (London): http://www.buitramy.com/…/s-sng-ci-cht-pompeii-v-herculaneu… 3. Flat 34, KTX Goldsmiths, University of London: http://www.buitramy.com/ti…/bin-k-tc-x-thnh-trin-lm-tng-tc-m 4. Laura Marks và Vài vụn suy nghĩ về văn hoá đa giác quan: http://www.buitramy.com/…/laura-marks-vi-vn-suy-ngh-v-vn-ho… Một tuần nay khi học sinh quay trở lại trường sau kì nghỉ hè kéo dài 1 tháng rưỡi, tôi đã có ít nhất 3 lần nói chuyện với các con về eye contact - thông hiểu bằng ánh mắt. Có lúc là trong nhóm advisors 9 học sinh, có lúc là với học sinh cả khối. Hôm nay, trước khi thực sự bước vào năm học mới, tôi lại một lần nữa được nói với các con về điều này. Và câu chuyện tôi chia sẻ với các con ngày hôm nay cũng lại được lấy cảm hứng từ chính những lần họp khối, họp trường tương tự:
Mỗi lần đứng trước một nhóm học sinh dù ít dù nhiều, dù là một nhóm, một lớp hay cả khối, cả cấp, tôi nhận ra mình có xu hướng hướng đến ánh mắt của một số học sinh, một số đồng nghiệp nhất định. Có khi để tìm kiếm một cái gật đầu hưởng ứng, một nụ cười, một ánh mắt dịu dàng khích lệ. Hoặc cũng có khi là để được “nhắc bài”, rằng em đang đi đúng hướng rồi đấy, tiếp tục đi nào Mi. Những ánh nhìn, cử chỉ đó đã tiếp năng lượng cho tôi không biết bao nhiêu lần lên lớp, tập huấn,… Và hôm nay, tôi đã thật lòng chia sẻ nó với hơn 60 học sinh khối 9, khối tôi làm advisor. Rằng các con có biết mỗi lần cô đứng lên đây, cô đều có thói quen nhìn vào mắt cáo con để tìm kiếm nguồn năng lượng tích cực toả ra. Rằng chính ánh nhìn của các con đối với cô mỗi lần chúng ta gặp nhau là một lần khích lệ người giáo viên 26 tuổi này. Rằng các cô các thầy đều mong muốn chính các con, dù là học sinh cùng nhóm advisor, cùng lớp, cùng khối hay cùng trường, hay đơn giản chỉ cần cùng là con người với con người, có thể bắt gặp ánh mắt của nhau ở bất kỳ nơi đâu và đều nhận được nguồn năng lượng tích cực, sự ấm áp chân thành đó để tự tin mà bước tiếp. Chủ đề năm học của trường chúng tôi năm nay là Partnership for the Goals - Hợp tác vì mục tiêu chung vì sự Phát triển bền vững. Vậy thì hãy cứ nhìn nhau bằng một ánh mắt ấm áp, khích lệ chẳng phải là một khởi đầu đơn giản, dễ chịu và hiệu quả nhất cho một năm với đầy “hợp tác” và đầy “mục tiêu chung" hay sao… |
buitramy.com ⓒ 2021
Archive
March 2024
|