* Please choose Settings –> 720pHD for best resolution quality
This is a quick test for my new little documentaries project on personal living. It is mostly compounded by one second frames based on my everyday life in London. There are some frames that might be longer due to either my interest or sound duration reason. It is also a bit shaky because of the frames choice and unprofessional camera skills. This idea doing one-second frames video is inspired by a guy named Cesar Kuriyama who decided documenting his life in one second everyday to create an art-work which I found indeed very human and creative. Surely, a content arrangement would be a good option. However even without it, a combination of multiple one-second-frame is a brilliant idea itself, not only for its hybrid products of photo slide show and video but also within 1 second, you can both express a lot (24frames/s) and not too much make the framed objects over-exposed. The duration is just tight enough. The movement and the activeness of video is fascinating and working better for me rather than photos and I’m so glad to document everything that inspire me daily. The only pity I found in this way of expression is the absence of scent and feel of touch which seems to be hopeless to cover at the moment according to lack of technology. Despite of that, I’m still so happy I crossed by this guy Cesar. It is a great feeling when you can create something REAL, YOU and WORTH TO SHARE to everybody. And since we individuals experience a lot more than billions of different things every second, this type of visual products would be an endless creativity that enable us to share our life in a very kind and intimate way… P.S: I am so regretful I didn’t bring my camera yesterday when I saw a black crown greedily lovely pecked bunches of wild berries.
0 Comments
Tôi vốn không thích nhân dịp ngày sinh ngày mất của một ai đó để viết bày tỏ tình cảm với họ. Nhưng đúng dịp này, khi ở nhà các chương trình tổ chức kỷ niệm ngày mất Trịnh Công Sơn đang dập dìu đưa đón, tôi cũng tình cờ ở một mình nghỉ lễ Easter mà mở Khánh Ly nghe. Nỗi hoài hương tự nhiên đến. Và Ướt mi tự nhiên về.
Ai ở cạnh tôi lâu đều biết, từ năm 2009 trở về trước, mỗi khi được hỏi, tôi đều trả lời tuổi em là 13. Nhưng không phải ai cũng biết vì sao tuổi 13 lại ghi dấu trong lòng tôi nhiều như thế. 13 tuổi, lần đầu tiên tôi biết buồn, theo đúng điệu không hiểu vì sao. 13 tuổi, có người gọi tôi là Codet của anh. 13 tuổi, tôi bắt đầu được cho nghe Trịnh Công Sơn lần đầu. Đó là một năm đánh dấu rất nhiều sự mới mẻ đến với tâm hồn một cô bé mới lớn, cho dù mãi tới sau này, tôi mới biết Trịnh Công Sơn là ai, Codet là bé gái nào. Vào mốc thời gian đó, cơ thể trẻ con của tôi bắt đầu tập lớn và trí não trẻ thơ cũng bắt đầu mở toang ra để hít thở tối đa bất kể điều gì đến với mình. Tôi đi lang thang khắp phố phường, một mình hoặc cùng cô bạn nhỏ. Những chiều tan học lên xe buýt ngồi líu lo ngắm đường phố tới tận bến cuối mới chịu về. Tôi la cà ở quán internet, nơi tôi gặp, quen, làm bạn hoặc không làm bạn với đủ kiểu người. Những ngày mới lớn, hình như chúng tôi không biết tiếc thời gian, bởi vì bất cứ điều gì cũng trở thành vô tận. Con đường của chúng tôi, bầu trời của chúng tôi, và mùa hạ cũng của chúng tôi nốt. Vậy thì cớ gì mà tôi lại buồn? Bạn à, nếu biết, thì tôi đã không tự nhận tuổi mình là tuổi 13! Tuy nhiên, sau này, khi có đôi lần nghĩ lại, tôi tin rằng nó là cộng hưởng của rất nhiều yếu tố. Tưởng tượng một bé gái mới lớn tuổi 13, hàng ngày 6 giờ sáng ra khỏi nhà đi học trong ánh bình minh hồ Tây buổi sớm, gió vi vút mướt mát, giọng Khánh Ly hát Trịnh Công Sơn kéo tình vào tim. Tan học trở về, cô bé gặp mắt nhìn ấm ướt của người gọi mình là Codet. Dù còn quá nhỏ để hiểu bất cứ điều gì, cô bé tôi vẫn cứ cho là mình buồn vì thế, trái tim tan chảy không phải vì yêu mà vì nỗi buồn quá đẹp. Ngoài tôi và cô bạn thân hồi đó, không ai biết chàng trai gọi Codet kia là ai. Tôi cũng chẳng biết gì nhiều nhặn lắm. Chỉ biết rằng, chúng tôi từng có thời ngồi cặm cụi chép nhạc vào đĩa CD tặng nhau. Anh tặng tôi mười ba bài nhạc Trịnh, đầu tiên và duy nhất của tôi trong đời. Sau đó, còn một vài mối run rẩy tan chảy khác của tôi cũng vô tình gắn liền với những lời hát buồn của Trịnh Công Sơn. Có một thời (thật ra là đến tận bây giờ), ngay cả chữ nghĩa tôi dùng cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi ca từ ấy. Cũ và Buồn. Dù vậy, mỗi lần nghe được nhạc Trịnh ở bất kỳ đâu, điều đầu tiên tôi nghĩ về luôn là năm 2003, khi tôi 13 tuổi, trái tim mở ra vô tận dù vẫn chẳng biết yêu là thứ dớ dẩn gì … 31.03.2013 Tính tới thời điểm này, tôi đã ở London được tròn nửa năm.
Trong nửa năm đó, không dưới mười lần tôi đọc được các câu chuyện cảnh báo về người da đen ở trên facebook của các bạn mà tôi có quen biết. Không dưới chừng đó lần tôi được các bạn cảnh báo nếu có lang thang ở khu New Cross (trường tôi) và Lewisham (nơi tôi đi chợ suốt ngày) thì phải cẩn thận vì đông người gốc Phi, đấy là tôi đã nói giảm nói tránh đi cái cách mà các bạn nhắc tới cộng đồng có nước da đặc trưng bánh mật này. Những câu chuyện được kể đa phần là các bạn da đen ầm ỹ, ít lịch sự, sinh hoạt mất vệ sinh, bạo lực, thi thoảng có những vụ tấn công trấn cướp sinh viên nhà mình. Còn tôi, từ ngày đặt chân lên thành phố này, những người đối xử với tôi tốt nhất lại chính là những người gốc Phi. Khi tôi tìm hoài không ra đường vào bến tàu, một bà mẹ da đen dù tay xách đủ thứ rau củ quả thịt cá sau buổi đi chợ vẫn không ngần ngại dẫn tôi băng qua mấy ngã tư vào tận cửa station cẩn thận. Khi đi xem nhà để thuê lên nhầm xe buýt điện thoại hết pin, tôi đành gõ cửa bừa một văn phòng môi giới nhà đất ở Hither Green để xin sạc nhờ, dù tối trời văn phòng đã đóng ông quản lý da đen mập béo cũng chẳng ngần ngại mà cho con bé lạ hoắc hơ này vào ngồi cả nửa tiếng rồi còn vẽ tay bản đồ cẩn thận cho tôi đi. Đêm giao thừa chuyến tàu muộn cuối ngày bỏ bến không dừng, tôi phải đi bộ ra bến xe buýt rất xa trong mưa lạnh, cũng là một bạn da đen tình cờ cùng đi một đoạn, dù không nói nửa lời với nhau nhưng cũng làm tôi cảm thấy yên tâm lắm lắm. Khi còn ở nhà cũ, các bưu phẩm gửi đến lúc tôi không có nhà bao giờ cũng là các bạn hàng xóm da đen nhận hộ, dù cách xa nhau tận mấy tầng nhà. Lần cuối cùng tôi xuống nhà số 07 lấy đồ, cô bé con da giống ‘bánh gai’ hơn là bánh mật tóc thắt bím chạy ra ôm chầm lấy ngang hông chào rối rít, tôi thật tình chỉ muốn vứt hết đồ trên tay ôm cô bé lại và trìu mến gọi “Hello darling”… Bạn tôi bảo tôi may mắn, tôi nghĩ đúng là mình may mắn thật, từ sáu tháng trước tới tận bây giờ. Nhưng chỉ có một chi tiết nhỏ, trong khi bạn tôi cứ nhìn thấy người da đen là tránh xa, hoặc nhìn người ta đầy hằn học, thì tôi, chắc bởi cái sự hớn hở cười vui cố hữu, vẫn chưa bao giờ gặp phải bất kỳ một người da đen ‘kém phẩm chất’ nào. Suy cho cùng, nói cười ồn ĩ là đặc trưng của các dân tộc châu Phi thích hát ca nhảy múa, sự mất vệ sinh vương nước bọt ra đường thật tình cũng là đặc trưng nhà cửa, lối sống của các bạn nơi quê nhà. Còn điều quan trọng nhất, là vấn đề tội phạm và bạo lực, trên thực tế theo thống kê của cơ quan cảnh sát London, tội phạm da đen chỉ chiếm 54% các sự vụ trên đường phố, 46% tội phạm xe hơi, 32% quấy rối tình dục, … Ngoài ra, 24-29% nạn nhân của các vụ cướp có vũ trang (súng, dao) là người gốc Phi. Bởi vậy, khó có thể kết luận rằng, người gốc Phi thì nguy hiểm hơn người Âu – Á, và người châu Á thì dễ trở thành nạn nhân của các tội phạm da đen hơn. Cuộc sống ở London, đối với cá nhân mình mà nói, tôi gặp nhiều các bạn Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc và Jamaica, Namibia, … nhiều hơn là người Anh chính gốc. Trong khoá học 15 sinh viên của tôi, người Anh là thiểu số. Trong các khu nhà tôi từng ở, trên các phố mua sắm trung tâm tôi từng qua, sự pha trộn đa sắc tộc cũng hiển nhiên mà nhìn thấy. Tôi quan sát thấy ở các khu đông người Việt Nam ở đồng thời cũng rất đông người gốc Phi sinh sống. Nếu không nhoẻn miệng cười với họ, thì chúng mình sẽ cười với ai đây, nhất là ở đảo quốc châu Âu bốn mùa tràn gió này… Bài đăng trên Cuộc thi Nước Anh Trong Mắt Tôi 2013: http://nuocanhtrongmattoi.net/site/detail?id=157 Thực tình tôi thấy hơi xấu hổ khi viết cái tựa đề là Piano bởi dù cây dương cầm đã có mặt trong nhà một vài năm, tôi vẫn chỉ lỗ chỗ biết chơi một vài bài không đổi. Cho con gái học đàn là mong muốn của bố tôi từ gần hai chục năm trước, khi tôi mới chỉ là cô bé con. Nhưng hồi đó, vì một lý do nào đó, hoặc vì cây đàn quá đắt tiền, hoặc vì bố tôi không tìm được lớp học thích hợp mà tôi không được học.
Tôi nhớ ngày còn bé, bố tôi mang từ Liên Xô về rất nhiều đồ chơi để đón tôi chào đời, trong đó có hai cây piano bé xinh một màu đỏ, một màu xanh chỉ có duy nhất hai quãng tám. Có lúc tôi giả vờ mình là nghệ sỹ dương cầm bấm phím lướt như gió đầy kiểu cách. Có khi tính hiếu động nổi lên tôi lại đập phá nó tơi bời. Sau những trận mưa tôi như thế, đến một ngày cây đàn cũng nát nhừ, phím đàn vẹo vọ không còn đập vào đúng dây thanh nữa. Tôi thừ người ra sửa hoài không được, đành quăng vào tủ đồ chơi. Năm tôi 19 tuổi, bố tôi quyết định mua đàn cho hai chị em, mà chủ yếu là dành cho em gái tôi, khi ấy vừa đang tuổi chớm dậy thì. Tôi thích coi sự hiện diện của nó như một thành viên quan trọng trong gia đình. Khi con gái chơi, mẹ sẽ ngồi ngắm lặng yên lắng nghe. Khi bố đánh đàn ầm oàng không ra giai điệu gì hết, cả nhà sẽ cười ầm mắng yêu người đàn ông duy nhất trong nhà. Khi chị gái chơi, em gái đứng bên cạnh kèm xem nốt nào sai nốt nào đúng. Khi em gái chơi, chị gái ngồi ngay bên cạnh chăm chú dõi theo từng ngón tay. Đối với tôi, cây dương cầm như một vật kết nối tình cảm quan trọng, không chỉ trong gia đình, mà còn trong cả những mối tình từng đến trong đời. Như đã nhắc về nỗi thẹn thùng chỉ biết chơi một vài bài không đổi, tôi có lẽ có một ưu điểm lạ lùng là không bao giờ ngại chơi đàn cho người mình yêu bất kỳ ở đâu. Dù nó có lỗ chỗ nhịp sai, dù phải dừng lại chơi từ đầu vì không nhớ nốt, dù tôi có chơi đi chơi lại cùng một điệu bao nhiêu lần, thì với anh lúc nào cũng hay, lúc nào cũng như mới bởi người yêu tôi có một ưu điểm tuyệt vời: Ngoài cái tên Mini tự đặt, anh không nhớ bất kỳ điều gì khác nơi tôi. Trời xanh mờ như nó phải thế. Tôi mê mẩn như vẫn thường khi. Mắt hờ mi tôi nhìn thấy những vẩn nước lờ nhờ trong tròng mắt của chính mình phản chiếu lên nền trời nông xanh nhưng buồn thẳm.
Tôi ngắm nghía trên đó những cô gái Best sellers tôi quen. Tôi đi cùng họ vào quán bar, tôi đi cùng họ vào nơi đa số đàn ông đang tìm cho mình một cô gái để trò chuyện, để giải phóng những sợi gân đang căng như dây đàn. Họ ngồi uống cùng tôi, lẩn nhẩn khói thuốc cùng tôi, và nhận những ly rượu làm quen, những mẩu giấy ăn nguệch ngoạc vài lời đề nghị của mấy đàn ông già đang ngoắc mắt phía bên kia. Họ nhảy khi nhạc quá hay và chẳng thể nào kìm được khỏi hét lên khi ban nhạc chơi đến bài họ thích. Best-sellers dễ dàng trở thành hot spot tâm điểm chốn đông nhưng cũng thu lại bất ngờ khi bên mình chỉ còn một, hai người hiểu chuyện. Bản chất của Best-sellers là gì biết không? Là mong ngóng trau chuốt cho mình đẹp lên, sâu thẳm hơn lên nhưng cái chất bên trong họ không đành. Cái đầu họ muốn trở thành Pulitzer nhưng trái tim lại nóng nảy vẫn mê mẩn cái phần nông cạn hút fan hâm mộ của Best-sellers. Thế nên đơn giản, họ hay hơn những cô gái fan hâm mộ tầm thường và vĩnh viễn chẳng thế với tới được những cô gái Pulitzers im lặng ít khi phổ biến. Best-sellers là bạn tôi. Best-sellers chân thành. Best-sellers nông nổi. Best-sellers quen với đám đông, bởi chính đám đông cấu thành nên họ. Thế nên Best-sellers dễ rơi vào những mối quan hệ chập chờn không đầu không cuối, lắm lúc trở thành không đâu. Điều tốt đẹp là, best-sellers vẫn chân thành tiếp tục chứ chẳng có thói quen mất niềm tin. Tôi không buồn. Tôi cũng không vui. Với tôi, best-sellers xứng đáng là một tính cách hay ho. Ít ra, best-sellers không tầm thường như những kẻ không – tính – cách :) 07.03.2011 Sáng ngày nghỉ lễ, tôi nằm phơi thây ngoài balcony, ngắm mấy chiếc bra treo lủng lẳng trên mắc. Tiếng máy giặt tít mù quay và tiếng tôi thì cứ ong ong đều trong óc.
Thẳng trên đầu tôi là cái mõ trâu đặc gỗ. Thẳng đùi lên là chậu cây thường xuân sành sứ gốm niêu gì đó khá nặng. Ngực và bụng đâm lên là thanh inox quấn dây gai để bố tôi treo mấy giỏ cây cảnh. Nếu từng ấy thứ cùng ập xuống cơ thể tôi cùng một lúc, có khả năng chết người chứ chả chơi. Những thứ ấy đều thú vị cả, và nếu rơi xuống thật, nó sẽ trúng vào những nơi đàn ông thường thích khám phá ở thân thể phụ nữ. Theo đúng quy luật bản năng động vật (đúng cả với con người), tôi sẽ phải thích thú hạnh phúc vì được đáp ứng nhiệt tình. Nhưng không may, tình thế này nếu có xảy ra chỉ giống với tình trạng của các cô gái điếm bán thân (hoặc bị buộc bán) làm tiền. Miệng của những người đàn ông đi ”chơi gái” giống chiếc mõ trâu lập bập vụng về bẩn rớt. Tay họ tàn nhẫn cào cấu chẳng khác nào thanh inox lạnh ngắt quấn thép gai. Và, khi họ tấn công vào cửa mình cô gái, nó đột ngột và đau đớn như bị chậu sành nặng trịch rơi vào đó. Sau màn giao hoan ấy, bỏ lại vài chục, vài trăm, hay vài triệu vô nghĩa lí, thế là xong một cuộc giết người. Giết người dễ không. location: ban công 11m2 time: trưa ngày dở nắng dở mây |
Categories
All
|